Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

Về một địa danh gọi là Lăng cha Cả


V mt đa danh gi là Lăng cha C
















V mt đa danh gi là Lăng cha C



Thuở nhỏ, nhà tôi ở gần chợ Bà Chiểu, Lăng Ông miệt Bà Chiểu. Cái tên Lăng Cha cả rất gần gũi, thân quen nhưng cũng rất ...rất là xa nếu tính vào thời điểm mà đi bộ, đi xe ngựa, đi xe đạp vẫn có là phương tiện lưu thông số một.

Đến lúc thiếu niên, được chị cả tôi là người giỏi buôn bán tiến cử, má tôi mới cho phép tôi được lái chiếc Honda Dame C50 chở chị tôi đi bổ hàng ở Tân Sơn Nhứt và tôi biết rành về Lăng Cha cả từ dạo đó. 

Cuộc sống cứ dần trôi với bao thay đổi, tôi đã quên mất cái tên gọi là Lăng Cha cả. Chỉ đến mấy ngày gần đây, báo chí đăng tin sẽ xây một cây cầu vượt ở khu vực vòng xoay Lăng Cha cả. Tôi mới nhớ lại chỗ đó và những ký ức thời niên thiếu ùa về. Nhưng tôi vẫn chưa biết Cha cả là ai và tại sao có lăng ?. Tôi lên mạng săm soi và tìm được những thông tin này 

Lăng Cha Cả ở nơi nào? 
Friday, July 20, 2012 7:36:45 PM 
Nguyễn Ðạt/Người Việt
Mới đây trong chuyến thăm gia đình chúng tôi ở Sài Gòn, một người bà con từ Hà Nội có dịp đi tới một khu vực gọi là Lăng Cha Cả ở quận Tân Bình, ông nói: “Ở Sài Gòn đặt tên đường phố tên khu phố bừa bãi quá.





Khu vực bùng binh, nơi trước đây từng là Lăng Cha Cả. (Hình: Nguyễn Ðạt/Người Việt)


Chả thấy cái lăng cái mộ nào sất, ấy thế lại cứ gọi là Lăng Cha Cả. Mà Cha Cả là cái ông cha đạo nào vậy, ông ta có tài đức công cán gì với đất nước, để đặt tên cho cả một khu vực rộng lớn của một quận nội thành?”

Chúng tôi phải giúp người chú nguyên là giáo viên dạy Sử, ôn lại về thân thế lai lịch một nhân vật đã in đậm hình ảnh trong một giai đoạn lịch sử của Việt Nam.
Cha Cả xuất thân từ một chủng viện Thừa Sai tại Pháp, thụ phong linh mục năm 1765, và được gửi sang Hà Tiên để truyền giáo. Trong thời gian đầu ở Hà Tiên, Cha Cả đã soạn thảo một cuốn từ điển lớn để truyền giáo bằng tiếng Việt. Gặp nhiều khó khăn rắc rối với chính quyền và hải tặc Cambodge ở Hà Tiên, ông phải tạm lánh sang Ấn Ðộ, và trở lại Hà Tiên năm 1774.
Cha Cả được ủy nhiệm chức tổng quản giáo hội Nam Kỳ-Cambodge-Chăm, với tước vị là Giám Mục Adran, người Việt Nam gọi ông là Giám Mục Bá Ða Lộc. Khi hải tặc Cambodge triệt phá tỉnh đạo Hà Tiên, Cha Cả phải lui về Sài Gòn. Năm Tây Sơn khởi nghĩa, Nguyễn Ánh cầu viện Xiêm La; quân Xiêm bị Tây Sơn đánh đại bại. Nguyễn Ánh phải cầu viện Pháp, qua trung gian là Cha Cả.



Ông Bá Đa Lộc

Tượng Ông Bá Đa Lộc và Hoàng tử Cảnh ở Sài Gòn ( giờ không còn nửa)

Cha Cả cùng Hoàng tử Cảnh qua Pháp; một thỏa ước tiếp viện được ký kết, nhưng sau đó lại không được thực hiện. Cha Cả tự thành lập một lực lượng để cứu viện Nguyễn Ánh. Tuy lực lượng do Cha Cả lập nên không mấy hùng hậu, nhưng đã giúp Nguyễn Ánh có được niềm hưng phấn, thuận lợi cho thế tấn công quân Tây Sơn, lúc đó lực lượng chính của Tây Sơn đang bị quân Tàu cầm chân ở Bắc Kỳ. Cũng từ đó Nguyễn Ánh thống nhất được Nam Bắc, lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Gia Long.
Cha Cả mất vì bạo bệnh vào năm cuối cùng của thế kỷ 18 (năm 1799) trong khi trận chiến giữa quân của Nguyễn Ánh và quân Tây Sơn diễn ra ở Thị Nại-Qui Nhơn. Vua Gia Long rất trọng vọng Cha Cả, xem ông là Giám mục Thượng sư. Ông được đưa về an táng tại tỉnh Gia Ðịnh, ở khu vực gọi là Vườn Xoài-Tân Sơn Nhứt. Kiến trúc của Lăng Cha Cả hoàn toàn theo phong cách Việt Nam, có bình phong, bái đường và hậu cung. Ngôi lăng mái lợp ngói âm dương, những kèo cột đều bằng gỗ quý. Tấm bia lớn dựng phía trước ngôi lăng. Nguyên diện tích Lăng Cha Cả rộng tới 2,000 m2. Khi khu vực Tân Sơn Nhứt phát triển, với phi trường Tân Sơn Nhứt được xây dựng ở xế phía Bắc Lăng Cha Cả, thì ngôi lăng bị thu hẹp lại thành một điểm hình tròn, nằm lọt giữa đường Võ Tánh (bây giờ là đường Hoàng Văn Thụ).

....

Tổng Lãnh Sự Pháp ở Sài Gòn đã thu xếp, di chuyển hài cốt Cha Cả về Pháp vào năm 1983. Ngay sau đó ngôi lăng bị san bằng; điểm tròn là vị trí ngôi lăng, hiện nay trở thành bùng binh, là vòng xoay cho 5 ngả đường thuộc các phường 1-2-4; gồm cuối các con đường: Lý Thường Kiệt (đường Nguyễn văn Thoại cũ)-Hoàng Văn Thụ (đường Võ Tánh cũ)-Bùi Thị Xuân (đường mới lập sau 30 tháng tư, 1975), và đường Cộng Hòa (mới lập sau 30 Tháng Tư, dẫn ra quốc lộ 22 đi Tây Ninh).







Lăng Cha Cả ngày xưa. (Hình: Internet)
...









Lăng Cha Cả nhìn từ trong xe và nay ...
Bây giờ thì Lăng không còn nữa và thay vào đó là 1 cái bùng binh, dân quen gọi là bùng binh Lăng Cha Cả.


Thứ Ba, 14 tháng 10, 2014

BÁNH VẼ VC CÓ NHƯN LỰU ĐẠN - DÂN CHÚNG PHẢI KHEN NGON VÀ HÔ TO BÁNH VẼ MUÔN NĂM

BÁNH VẼ VC CÓ NHƯN LỰU ĐẠN - DÂN CHÚNG PHẢI KHEN NGON VÀ HÔ TO BÁNH VẼ MUÔN NĂM./- Mt68

Những cái bánh vẽ
đẹp không tin nổi
Văn Quang
Viết từ Sài Gòn

Hầu hết các báo lớn báo nhỏ ở VN đều nêu lên tiêu đề rất đáng kinh ngạc: "Trên 80% số người dân được điều tra đều cho rằng họ hài lòng và… rất hài lòng đối với các dịch vụ công hiện nay". 

Đây là số liệu dựa theo kết quả quá của Bộ Nội vụ phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra tại cuộc khảo sát thử nghiệm mức độ hài lòng đối với dịch vụ hành chính công tại 3 tỉnh Phú Thọ, Thanh Hóa và Bình Định được công bố ngày 20 tháng 8 năm 2014 vừa qua.
Những con số này thật sự đáng kinh ngạc và đã làm rộ lên một làn sóng phản bác mạnh mẽ trên khắp các diễn đàn. Người dân VN ai mà chẳng biết những dịch vụ công đó như thế nào. Thậm chí câu nói “hành dân là chính” đã thành câu nói cửa miệng của dân. Thế mà dám công bố một sự thật trái ngược hoàn toàn với thực trạng hiện nay. Con số trên 80% người dân hài lòng là một nền dịch vụ công lý tưởng của một nền hành chính mơ ước của toàn thế giới. Không biết các ông ở Bộ Nội Vụ VN có quá coi thường sự hiểu biết của người dân không? Một nửa con số 80% hài lòng đã là quá đáng rồi chứ nói gì đến trên 80%.

Những con số còn “đẹp” hơn nữa

Trong khi đó ở Việt Nam, theo UBND tỉnh Phú Thọ, với 1.570 phiếu khảo sát, tỉ lệ người trả lời phỏng vấn thể hiện sự hài lòng đối với các loại dịch vụ hành chính công lên đến… 86%.
Cụ thể, trong nhóm người sử dụng dịch vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho gia đình, cá nhân được đánh giá mức độ hài lòng cao nhất với trên 89%. Trong khi con số khiếu nại, kiện tụng về đất đai cả nước bao giờ cũng chiếm hàng đầu trong tất cả các vụ kiện tụng, có thể lên đến 80% hồ sơ của các tòa án.
Thứ hai là sự hài lòng khi xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đạt 79%, cấp giấy phép xây dựng công trình, nhà ở của gia đình đạt 88%. Trong khi có hàng loạt những vụ khiếu nại vì thủ tục hành chính quá rắc rối rườm rà. Tuy nhiên nó lại đúng khi có phong bì lót tay. Bạn hãy đọc lời giải thích của một người dân:
Bạn taquangsua81@yahoo.com viết:
“Các bác ah, Tôi đi làm sổ đỏ tôi khoán cho anh địa chính xã làm, tôi làm giấy phép đăng ký kinh doanh tôi khoán cho anh làm chuyên viên ở sở kế hoạch đầu tư... nói chung tôi sử dụng dịch vụ công theo kiểu ấy nên dịch vụ tốt lắm rất hài lòng về tính nhanh gọn, thuận tiện phục vụ tại nhà tôi luôn. Chắc chắn họ đã khảo sát dịch vu này đấy các bác à!”.
Cái này thì người dân ai cũng biết, muốn nhanh thì chỉ việc “Chi” là đâu vào đấy ngay. Chỉ số hài lòng đến 99,9%, phải không các cụ?

Đã “vẽ” đẹp còn tô màu đẹp hơn
Tại Thanh Hóa, ông Giám đốc Sở Nội vụ Nguyễn Xuân Dũng cho biết lĩnh vực đất đai kết quả 83% số người dân đánh giá là hài lòng và rất hài lòng. Lĩnh vực xây dựng 80% khá hài lòng; trong khi tỉ lệ dân không hài lòng và không ý kiến chỉ chiếm 4%.
Trong lĩnh vực y tế, Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa đạt tỉ lệ tới 72% hài lòng và rất hài lòng, chỉ có 23% không hài lòng và có tới 77,5% những người đã khám và điều trị tại BV này cho biết, chắc chắn sẽ quay lại khi có nhu cầu.
Vẫn là những con số quá trắng trợn, tôi phải kính phục sự “liều mạng” của người dám công bố những kết quả kinh khủng này, khiến người dân phải nghĩ rằng các ông này khảo sát không phải để tìm ra ưu khuyết điểm cho nền hành chánh tiến bộ mà muốn ôm mãi lấy những sai sót hiện tại để có quyền được ăn trên ngồi trước, móc túi dân mãi mãi. Ông cố vẽ cho đẹp, ông cố tô màu cho bắt mắt nhưng bức tranh ảm đạm vẫn bày ra trước mắt người dân.
Còn về Y tế, vậy là ông Y tế quên béng ngay những chuyện vừa xảy ra ở các BV Thanh Hóa. Chỉ xin dẫn chứng vụ tai tiếng gần đây nhất,

Sa thải bác sĩ vòi tiền bệnh nhân
Ngày 6/4, Sở Y tế Thanh Hóa cho biết, Hội đồng kỷ luật Bệnh viện Nhi Thanh Hóa vừa thông qua một loạt quyết định kỉ luật y bác sĩ công tác tại bệnh viện này vì bị cho là vi phạm y đức và các quy định ngành trong khi khám, điều trị cho bệnh nhân.
Trong đó, ông Lưu Tiến Dũng (bác sĩ khoa Ngoại chấn thương) bị buộc thôi việc vì đã vòi tiền người nhà bệnh nhân. Theo xác minh, trước ca mổ khối u cho một bệnh nhi, ông Dũng đã nhận của gia đình em này gần 2 triệu triệu đồng. Hành vi này sau đó bị người dân tố cáo đến giám đốc bệnh viện.
Ngoài ra, Hội đồng kỉ luật còn thi hành kỉ luật cảnh cáo, chuyển công tác đối với bác sĩ Dương Văn Thông (Phó khoa Ngoại tổng hợp) vì thực hiện ca mổ cho bệnh nhân nhưng không làm hồ sơ bệnh án, thu tiền trục lợi cá nhân... Hình thức kỷ luật này cũng được áp dụng với y tá Lê Thị Tuyết, kỹ thuật viên Lê Thị Hằng Nga (khoa gây mê) vì đã thông đồng với nhau thực hiện một ca mổ cho một bệnh nhi là người thân của một cán bộ công tác trong bệnh viện. Số tiền thu được nhóm này tư túi, không nhập sổ sách.
Ông Lê Trần Tùng (Phó khoa Khám bệnh) bị khiển trách vì đã vi phạm quy chế làm việc. Ông Tùng bị phát hiện đã nhiều lần kê đơn, hướng dẫn người nhà bệnh nhân mua thuốc ngoài để hưởng hoa hồng chênh lệch từ các nhà thuốc...
Còn nữa, vào cuối tuần, tại Bệnh viện đa khoa Hợp Lực (Thanh Hóa) liên tục có hàng trăm bệnh nhân tập trung phẫn nộ vì không được khám bệnh bảo hiểm y tế.
Sáng ngày 26/7, tại Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực Thanh Hóa đã diễn ra sự việc hàng trăm người bệnh tập trung để khám tuy nhiên họ đều bị Bệnh viện từ chối với lý do theo quy định của Bộ Y tế không được phép khám bệnh trong ngày nghỉ. Lãnh đạo bệnh viện này cho biết tình trạng này không phải nay mới diễn ra mà gần đây thì cuối tuần nào cũng vậy.
Thật ra tình trạng này không chỉ xảy ra ở BV nhi Thanh Hóa mà nó “âm thầm” xảy ra ở rất nhiều BV tại VN. Người dân VN nào chẳng biết. Vậy mà khảo sát muốn làm đẹp mắt nhân dân như thế là muốn chọc mù mắt nhân dân mà thôi.
Cho nên bạn tranh 302@gmail.com mới viết: “Chỉ có tâm thần mới tin số liệu vậy”.
99% số công chức hoàn thành nhiệm vụ
Lại thêm một công bố kinh hoàng nữa: “99% số công chức hoàn thành nhiệm vụ”. Ba tỉnh được khảo sát là Phú Thọ, Thanh Hóa và Bình Định.
Theo báo Lao Động ngày 23/08/2014 Bộ Nội vụ VN công bố, 99% số công chức hoàn thành nhiệm vụ. Không biết nên vui hay nên buồn trước thông tin tuyệt vời này. Nếu thế thì nền hành chính công của nước VN quá tiến bộ, quá văn minh, phục vụ nhân dân cực kỳ hiệu quả. Từ nay, không cần phải cử đoàn đi học tập nước ngoài làm chi cho tốn kém. Từ nay, cũng không cần phải cử sinh viên sang các nước để học về các ngành liên quan đến quản lý, hành chính công. Bởi vì, Việt Nam đã là đỉnh cao rồi.
Ngược lại, nên kêu gọi các nước đến Việt Nam học tập. Mỹ, Nhật, Singapore và nhiều nước nổi tiếng về chất lượng hành chính công, nếu lấy phiếu khảo sát đo lường mức độ hài lòng với dịch vụ hành chính công thì còn lâu mới đạt 80% số người dân hài lòng. Cho nên, họ phải sang Việt Nam để học là điều đương nhiên.
Trở lại với các lĩnh vực khảo sát tại 3 tỉnh trên như đất đai, xây dựng, y tế, sẽ thấy quá tốt đẹp. Không chỉ các địa phương này giỏi đâu, nếu như mở rộng khảo sát ra các tỉnh khác, kết quả cũng đẹp như mơ. Chỉ có điều, khác với con số trên giấy, đất đai là "điểm nóng" của nhiều địa phương, thưa kiện vượt cấp, khiếu kiện đông người cũng có nguyên nhân từ việc giải quyết quan hệ về đất đai lòng vòng ở cấp dưới. Xây dựng cũng là "điểm nóng", thủ tục rườm rà, nhiêu khê, tình trạng gây khó cho người dân vẫn tồn tại. Còn y tế, mỗi người cứ bước vào bệnh viện thì sẽ có câu trả lời chính xác, không cần đọc báo để xem kết quả các cuộc khảo sát trong mơ.
Khảo sát tại TP Sài Gòn còn “kinh” hơn nữa
Kết quả khảo sát của một số cơ quan công quyền tại TP Sài Gòn về chỉ số hài lòng của người dân trong các dịch vụ hành chính công vừa được công bố khiến nhiều người hoảng hồn: giao thông công chính 99%, lao động - thương binh & xã hội 100%, nông nghiệp & phát triển nông thôn 94,3%, tài nguyên - môi trường: 90%, quận Tân Bình: 99,58%...
Ngay ông Nguyễn Văn Quang - phó viện trưởng Viện Kinh tế TP - cũng không tin vào những con số đó. Ông nói: Khi được thông tin về những tỉ lệ rất cao này, tôi cũng rất ngỡ ngàng. Người dân cho rằng những con số về dịch vụ hành chính công vừa được công bố là “những con số biết nói” - nó nói lên sự khảo sát giả dối, nói lên kiểu “chạy theo thành tích” của các sở, ngành, quận huyện...

Thái độ phục vụ của cán bộ còn khó chịu hơn

Đấy là chưa nói đế thái độ của mấy ông bà cán hách dịch, mắng chửi dân như ở Bình Phước. Tôi chỉ tóm tắt bà Thoa khiếu nại việc Chi cục Thi hành án dân dự THADS thị xã Đồng Xoài tổ chức bán đấu giá tài sản của vợ chồng bà có nhiều dấu hiệu khuất tất, không gửi thông báo theo quy định. Sáng 15-8-2014, bà đến Cục THADS tỉnh Bình Phước theo thư mời để giải quyết “Đến nơi tôi quá bất ngờ trước thái độ, lời nói của nữ cán bộ tiếp dân. Nữ cán bộ náy tỏ ra quá hách dịch, mắng bà là “vô duyên” và khi hỏi tên thì cô này nói: “Cô là dân mà sao dám hỏi tôi câu đó?”. Đó chỉ một sự việc nhỏ được người dân tố cáo, còn khối vụ khác người dân đen đành nhịn nhục ra về, sợ ông bà cán bộ như sợ cọp. Bạn đọc Thợ xây nói: “Chuyện tiếp dân hống hách, nạt nộ tôi thấy nhan nhản rất nhiều. Đây là phần nổi của tảng băng chìm”. Bạn đọc này còn cho rằng người dân nếu muốn nhận được thái độ cư xử tốt hơn từ các “quan” thì phải "biết điều” mới gặp "văn minh lịch sự", còn không thì sẽ phải ôm cục tức như chị Thoa.
Người có trách nhiệm với dân, có lòng trung thực và liêm sỉ thì sẽ buồn thay vì vui trước con số hài lòng và những thái độ này. Cho dù, dân có vu vơ điền vào phiếu để cho ra tỉ lệ 80% này thì bản thân người có trách nhiệm cũng không thể hài lòng. Không thể lấy con số xa rời thực tế để đánh lừa chính mình, trấn an dân chúng.
Con số trên giấy dù đẹp mấy cũng không tô điểm được chân dung thật của xã hội. Nó chỉ là cái bánh vẽ trên tờ giấy cũ to tướng, không ai còn tin nữa đâu.

Thủ đoạn khảo sát kiểu VN: Cái gì cũng mua được

"Chúng tôi hài lòng; chúng tôi rất hài lòng; chúng tôi quá hài lòng". Đây là những câu trả lời từ người dân cần lao mà các ông làm nhiệm vụ khảo sát đã nhận được và nhanh chóng công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nhưng tại sao lại có một số người  dân đã trả lời như thế? Dễ hiểu thôi, đó là khảo sát theo kiểu ở VN ngày nay, cái gì cũng có thể mua được bằng tiền và “nhất thân nhì thế”. Hai thứ “bửu bối” đó có thể áp dụng ở mọi nơi mọi chỗ, kể cả mua dư luận, mua lòng tin dù là lòng tin giả vờ.
Cũng theo báo Lao Động tiết lộ những người "được hỏi" xem có hài lòng hay không, đều được "trả thù lao". Và sau đó được hỏi thêm, họ vui vẻ thừa nhận, họ là… người thân quen của các vị công bộc. Có bao giờ mà người ta vừa nhận tiền, vừa nói xấu "họ hàng công chức" của mình không đâu.
Hãy nghe một người trong cuộc, bạn
“Lâu nay những “tiêu chuẩn” để Lãnh đạo đơn vị đánh giá năng lực của cán bộ của mình thì đó là ...phải biết báo cáo , phải biết ghi biên bản hội nghị cho có...thành tích, cho đúng ý lãnh đạo. Bản thân tôi cũng được mời ít lần đi dự hội nghị tiếp xúc cử tri và nghe các vị đại biểu đọc báo cáo với những chỉ tiêu "rất đẹp", và khi tôi hỏi lại thì không vị nào tin vào con số vừa báo cáo, và những con số của năm này là được “tân trang” số liệu của các năm trước mà thôi. Đất nước Liên Xô sụp đổ là hậu quả của những báo cáo như thế”.
Còn về pháp luật có những chuyện khôi hài đúng nghĩa mà trong kỳ họp Quốc hội VN đã phải nêu ra.

Quan chức các cấp bỗng dưng bị tâm thần
Thảo luận về báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2014 tại phiên họp sáng 15-9 vừa qua, các thành viên trong Ủy ban Tư pháp bày tỏ sự băn khoăn, thắc mắc trước tình trạng nhiều đối tượng khi ở nhà sinh hoạt vẫn bình thường nhưng khi bị kết tội tham nhũng đi giám định lại “dính” tâm thần, khiến người dân phì cười không biết tâm thần thật hay là giả?
Báo cáo về công tác PCTN trong năm 2014, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng cho hay từ đầu năm đến nay đã phát hiện 54 vụ, 87 đối tượng có hành vi liên quan đến tham nhũng với số tiền 68,5 tỉ đồng. Tuy nhiên, Chính phủ đánh giá tham nhũng vẫn diễn ra phức tạp, ngày càng tinh vi, khó phát hiện do các đối tượng tham nhũng thường có chức vụ, có trình độ hiểu biết pháp luật, quan hệ rộng, liên kết với nhau thành các nhóm lợi ích. Tình trạng sách nhiễu, vòi vĩnh, phiền hà ở “một bộ phận” công chức, viên chức nhà nước vẫn diễn ra gây bất bình đối với người dân và doanh nghiệp.
Bình luận về báo cáo của Chính phủ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền cho rằng các vụ án được phát hiện vẫn chủ yếu là cấp thôn, cấp xã, tham nhũng vặt, còn các vụ án lớn phát hiện rất ít.
Điều đặc biệt ông Đỗ Văn Đương Ủy ban Tư pháp quan tâm, thắc mắc mà trong báo cáo không đề cập là có trường hợp các đối tượng sau khi bị phát hiện tham nhũng thì “bỗng dưng” lại mắc bệnh tâm thần, sau đó được miễn trách nhiệm hình sự?
Ông Đương cho biết: “Người ta nói những “ông” tham nhũng lớn bị tâm thần nhiều lắm. Dư luận đặt vấn đề là có đúng ông bị tâm thần không. Người ta bảo khi giám định là tâm thần nhưng giải quyết việc gia đình, nói chuyện với vợ con, bàn chuyện với bạn bè lại rất bình thường. Vậy ngành y tế nghĩ gì về công tác giám định?”. Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện nêu câu hỏi thế và phản ánh có một số vụ án lớn ở các địa phương kéo dài, chưa xử lý được vì có “ông” đang nằm trong bệnh viện tâm thần. Chẳng biết các quan này còn “tâm thần” đến bao giờ. Nhiều quan khi bị gọi ra tòa bèn cáo ốm đau nằm bệnh viện dài dài, nhờ báo chí chụp hình đưa lên làm “bằng cớ” nên được hoãn ra tòa và hoãn dài dài.
Cụ thể như Ngày 14-8, Tòa án tỉnh Nghệ An đưa vụ án nhận hối lộ của Phan Văn Quang (nguyên chánh án Tòa án nhân dân huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) ra xét xử. Với lý do bị ốm, nguyên chánh án và thẩm phán TAND huyện Nam Đàn (Nghệ An) nhận tiền chạy án đã cùng vắng mặt tại phiên tòa mà HĐXX tuyên án nguyên chánh án 6 năm tù, nguyên thẩm phán 2 năm tù.
Chắc phải đợi đến khi mấy ông “tâm thần” và đau ốm “nặng” này nhắm mắt xuôi tay, vụ án đành khép lại. Thề là lại huề cả làng.

Khối tài sản khổng lồ tham nhũng đi đâu, về đâu?
Cũng tại kỳ họp lần này, đề cập đến kết quả chỉ thu hồi được 10% tài sản tham nhũng, ông Đương đặt vấn đề phải chăng tỉ lệ 90% còn lại là kiến nghị không đúng, kiến nghị để đấy và không bị thu hồi? Theo ông Đương, đây là tài sản của Nhà nước và nhân dân nên các cơ quan ban ngành phải tìm ra được, tại sao lại chỉ thu hồi được ít như thế và các giải pháp để thu hồi tài sản, đặc biệt thông qua đề nghị của thanh tra, kiểm toán.
Giải trình về vấn đề trên, ông Lượng cho rằng do khái niệm tham nhũng ở Việt Nam khác với các nước. Ở các nước, khái niệm này rộng hơn, tham nhũng liên quan đến chức vụ, kinh tế đều là tham nhũng nhưng ở ta thì tách ra. Mặt khác, việc quản lý tài sản, thu nhập trong toàn xã hội nói chung, người có chức vụ, quyền hạn nói riêng còn nhiều khó khăn. Có trường hợp tẩu tán hết cả rồi. Trong khi đó phạm vi kê khai tài sản chỉ ở vợ chồng và con thành niên thôi, kiểm soát chưa tốt, chưa hiệu quả nên chưa làm nghiêm được.
Ông Trần Đăng Yến, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm (Bộ Công an), cho rằng lý do thu hồi được thấp là do khi phát hiện ra thì tội phạm đã hoàn thành, công trình đã quyết toán; tài sản tham nhũng đã chia chác, đã chuyển ra nước ngoài hoặc đã được mua cái khác… Tuy nhiên, theo ông Yến, việc phát hiện chậm do cơ chế, biện pháp. Bởi bình thường họ là cán bộ, đảng viên, là người đáng tin cậy nên cơ quan điều tra không thể tổ chức đi xác minh và trinh sát.
Ông Nguyễn Hải Phong - Phó Viện trưởng VKSND Tối cao cho rằng để việc thu hồi tài sản đạt tỉ lệ cao thì tới đây cần tích cực kê biên, thu hồi, cũng như tăng cường biện pháp phong tỏa tài sản, tài khoản…

Quan tham khôn như cáo

Chẳng biết biện pháp mới của Viện Kiểm Sát Tối Cao có mang lại kết quả khả quan không khi mà các quan tham nhũng thời nay khôn như cáo. Cứ tẩu tán tài sản trước cho chắc ăn, thí dụ đưa con qua Mỹ học rồi cưới vợ đẻ con, mua nhà mua đất, lập công ty hay hùn vốn với các tập đoàn ở Mỹ, lúc đó chạy qua Mỹ đòi ông Obama sao?
Các ông có thống kê được bao nhiêu quan chức hiện có con cái ở nước ngoài và tài sản của họ là bao nhiêu không? Thử bắt họ kê khai tài sản xem sao rồi công bố cho nhân dân cả nước biết. Và cần phải khuyến khích người dân mạnh dạn tố cáo những gian lận trong kê khai tài sản đó. May ra mới thu hồi và ngăn chặn được một phần nhỏ tài sản tham nhũng mà thôi.

Văn Quang
19 tháng 9-2014
Hình:
01- Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, nơi vừa xảy ra hàng loạt sai phạm về y đức và chuyên môn của các y bác sĩ
02- Hàng trăm người dân đi khám bệnh bảo hiểm phải bất bình ra về
03- Xin cấp sổ đỏ cũng phiến toái
04- Người dân chờ đợi dài dài làm thủ tục ở cơ quan hành chánh
05-17 gia đình dân phẫn nộ khiếu kiện bồi thường đất tại dự án nhà máy lọc, hóa dầu Vũng Rô
06- Bà Nguyễn Thị Kim Thoa tố cáo bị nữ cán bộ tiếp dân tỏ ra hống hách
07-Tòa án huyện Nam Đàn, nơi ông Quang chánh án và ông Trường nguyên thẩm phán nhận hối lộ bí án tù nhưng vắng mặt tại tòa vì lý do… đau ốm!


MỸ KHÓAI CHƠI NGƯỢC

MỸ KHÓAI CHƠI NGƯỢC

http://mauthan68hue.blogspot.com/2014/10/my-khoai-choi-nguoc.html

MUỐN VN CÓ NHÂN QUYỀN - MỸ PHẢI BÁN VŨ KHÍ ÁC LIỆT CHO VIỆT CỘNG - NĐThắng chắc sẽ giải thích: MỸ BÁN VŨ KHI CÓ ĐIỀU KIỆN là VC CHỈ CẤT TRONG KHO KHÂM THIÊN THÔI./- Mt68

Mỹ đưa vũ khí cho Việt Nam chống xâm lược
mediaHoa Kỳ thông báo dỡ bỏ một phần cấm vận vũ khí cho Việt Nam.REUTERS/Yuri Gripas
Gần 40 năm sau khi chiến tranh kết thúc, Hoa Kỳ và Việt Nam có lẽ đang trở thành bạn hữu. Quan hệ thương mại song phương lên đến 20 tỷ đô la mà xuất siêu nghiêng về phía Việt Nam. Washington vừa lấy một quyết định lịch sử, hủy bỏ một phần cấm vận vũ khí bán cho Hà Nội. Hành động này mang ý nghĩa chính trị nhiều hơn là tiền bạc.
Trong khuôn khổ chiến lược ngoại giao toàn cầu, chính quyền Barack Obama đặt Châu Á Thái Bình Dương lên hàng ưu tiên số một. Chiến lược này được giới phân tích gọi tên là « tái định vị » hay « chuyển trục ». Trong bối cảnh này, và trước khi lãnh đạo siêu cường công du Châu Á vào tháng 11/2014 sắp đến, Barack Obama để Ngoại trưởng John Kerry tiếp kiến Ngoại trưởng kiêm Phó Thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh để thông báo một quyết định « lịch sử » : giảm nhẹ cấm vận vũ khí, chuyển giao trang thiết bị phòng thủ biển đảo.
Quyết định bỏ một phần cấm vận vũ khí sát thương và tin đồn bán máy bay trinh sát P-3 Orion thật ra đã được các nguồn tin Hoa Kỳ lẫn Việt Nam hé lộ trong thời gian gần đây, trong bối cảnh Bắc Kinh liên tục lấn chiếm biển đảo trong vùng biển Đông Nam Á qua các động thái cụ thể như vụ dàn khoan dầu hồi mùa hè 2014, xây dựng thêm trên quần đảo Trường Sa, tấn công ngư dân Việt Nam.
Giảm nhẹ cấm vận bán vũ khí cho Việt Nam là một bước tiến mới trong quan hệ hai nước cựu thù, gỡ bỏ một phần chướng ngại cuối cùng trong tiến trình biến thù thành bạn. Báo chí Mỹ cũng cho đây là lập luận của Ngoại trưởng Phạm Bình Minh khi gặp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Hà Nội rất bất bình vì bị Washington đặt ngang hàng với những chế độ thù địch như Bắc Triều Tiên hay Syria, Zimbawe trong nhiều thập niên.
Tuy Washington và Hà Nội đều nói là không có mục tiêu chống Trung Quốc nhưng đã nói đến « phòng thủ » tức là để đối đầu với « xâm lược ». Hành động hung hăng của Trung Quốc trong mùa hè vừa qua càng làm tăng khát vọng của Việt Nam muốn được mua vũ khí Mỹ . Cũng chính thái độ phiêu lưu quân sự của Trung Quốc tại Thái Bình Dương, lấn hiếp hai đồng minh của Mỹ trong khu vực là Nhật Bản và Philippines đã buộc Washington phải thay đổi trận thế.
Làm cách nào để tăng cường khả năng quân sự của TokyoManila để ngăn chận tham vọng của Bắc Kinh mà không phải đưa hạm đội 7 trực diện với hải quân Trung Quốc ? Bên cạnh ra-đa, tàu chiến, máy bay đã và sắp cung cấp cho các đồng minh, giới chính trị Mỹ đứng đầu là Thượng Nghị sĩ đầy thế lực John McCain vận động giảm nhẹ cấm vận bán vũ khí cho Việt Nam.
Đổi lại, Hà Nội cũng có một số cử chỉ đáp ứng áp lực của lập pháp Mỹ về nhân quyền. Sự kiện một loạt tù nhân chính trị, thật ra là đã sắp mãn hạn tù hoặc sức khỏe nguy ngập, được trả tự do trong những tuần qua có lẽ nằm trong sự đổi chác này.
Do vậy, tổ chức nhân quyền Mỹ Human Rights Watch cảnh báo không nên tin cậy vào chế độ Hà Nội thực tâm cải thiện nhân quyền sau khi được Mỹ bán vũ khí. Washington cũng khẳng định chỉ bán cho Hà Nội vũ khí phòng thủ còn các loại vũ khí khác thì phải chờ nhân quyền được cải thiện. Theo hãng tin Bloomberg, chướng ngại sau cùng này rất lớn vì chính quyền Việt Nam trấn áp các quyền tự do đến đỉnh điểm với hơn 100 người bị bỏ tù vì bất đồng chính kiến.
Tuy nhiên, giảm nhẹ cấm vận cho Hà Nội sẽ được lợi nhiều hơn là hại. Đầu tiên là lực lượng đối đầu với Trung Quốc được tăng cường. Thứ hai là bước ngoặt này biết đâu sẽ tạo cơ hội tốt cho chế độ độc tài thay đổi từ bên trong. Tuy Mỹ mất đi một đòn bẩy để gây áp lực với Việt Nam nhưng quan hệ hai nước sẽ được cải thiện và giúp Hà Nội thân thiện hơn với Tây phương.
Về tài chính thì Mỹ gần như không thu được gì nhiều do Việt Nam là nước nghèo, không phải là thị trường vũ khí quan trọng. Bù lại, Mỹ có thể thắt chặt quan hệ quân sự với Việt Nam, gia tăng các cuộc tập trận chung và lôi kéo quân đội Việt Nam vào chính sách phòng thủ chung tại Biển Đông.
Giảm nhẹ cấm vận không có nghĩa là một sớm một chiều Hà Nội sẽ gia nhập liên minh chống Trung Quốc nhưng có hệ quả nào quan trọng hơn là Việt Nam trở thành bạn của Hoa Kỳ trong chính sách tái định vị ?


Thuộc địa kiểu mới

Thuộc địa kiểu mới

Viết từ Sài Gòn
2014-08-13

000_Hkg8090456.jpg
Một em nhỏ cầm khẩu hiệu phản đối Trung Quốc trong cuộc biểu tình tại Hà Nội hôm 9/12/2012
 AFP photo
Gần đây, vấn đề bạch hóa hội nghị thành đô đang được nhắc tới nhiều và câu hỏi “Liệu Việt Nam có thể trở thành một khu tự trị của Trung Cộng?” cũng đang được đặt vấn đề mạnh mẽ. Nhưng, vấn đề Việt Nam trở thành một khu tự trị trực thuộc Trung Quốc vào năm 2020 sẽ là vấn đề không tưởng mà với diễn biến hiện tại, cho thấy Việt Nam sẽ là một thuộc địa mới, mới về cả nội dung lẫn hình thức của Trung Cộng.
Vì sao nói Việt Nam sẽ không bao giờ thành đặc khu kinh tế hoặc khu tự trị của Trung Quốc? Có hai lý do để tin rằng Việt Nam không bao giờ thành một khu tự trị của Trung Quốc: Kinh nghiệm “một ngàn năm đô hộ giặc Tàu” đã ăn sâu trong huyết quản dân tộc Việt Nam; Lực lượng trí thức không nằm trong bộ máy của đảng cầm quyền chiếm con số rất đông và đương nhiên, những trí thức “không đỏ” này không bao giờ chấp nhận Việt Nam bị giặc Tàu đô hộ một lần nữa!
Ở khía cạnh thứ nhất, kinh nghiệm một ngàn năm đô hộ giặc Tàu, có thể nói rằng điều này không nằm trong ý thức mà đã nằm trong vô thức của người Việt, dường như một đứa trẻ đủ trưởng thành cũng có thể thấy ngay rằng giữa người Việt và người Tàu khó có thể sống chung trong một quốc gia hay thể chế chính trị/nhà nước. Vấn đề này không cấn lý giải nhiều, nó thuộc về ký ức tập thể của một dân tộc.
Ở khía cạnh trí thức không thuộc hàng “đỏ”, có thể nói rằng đa phần họ muốn Việt Nam thân Mỹ, lý do để họ mong mỏi điều này là vì Mỹ là một nước dân chủ, tiến bộ và thực dụng một cách rõ ràng. Với người Mỹ, họ không bao giờ bỏ ra đồng nào nếu không thu lợi về cho họ ít nhất là một đồng rưỡi. Trong khi đó, với người Tàu, đặc biệt là Tàu Cộng, họ không bao giờ bỏ ra bất cứ đồng nào nếu một đồng của họ không làm cho người khác mất đi hai đồng. Chính vì bản tính giảo hoạt này của họ, người Việt, đặc biệt là trí thức Việt luôn e ngại và tránh xa Tàu Cộng. Và nghiêm túc mà nói, nếu chọn giữa hai thứ: Trở thành một khu tự trị của Trung Quốc hay là trở thành một tiểu bang của Mỹ? Chắc chắn ít nhất cũng trên 80% dân số Việt Nam chọn trở thành tiểu bang của Mỹ!
Và đây là vấn đề mà chế độ Cộng sản Trung Quốc cũng như chế độ Cộng sản Việt Nam rất sợ hãi. Cộng sản Trung Quốc sợ vì nếu Việt Nam thân Mỹ, xa hơn một chút nữa là thành tiền trạm và một tiểu bang của Mỹ chẳng hạn, thì mức độ khó chịu cũng như sức mạnh khối Cộng sản ở Đông Nam Á chỉ còn co cụm trên lãnh thổ Trung Quốc, lúc đó Campodia và Lào cũng suy nghĩ lại về mối quan hệ với Trung Quốc và có những lựa chọn mới. Điều này là không thể tránh khỏi. Và với Cộng sản Việt Nam, một khi Việt Nam thân Mỹ, nhà nước độc tài Cộng sản Việt Nam sẽ thoái vị và đến một lúc nào đó, chủ nghĩa Cộng sản sẽ chết khô trên dải đất hình chữ S này.
Nhưng nếu không chấp nhận thân Mỹ, Việt Nam sẽ rơi vào tay Trung Cộng. Mà với người Cộng sản, dù rất huyễn hoặc và tự vỗ về nhau nhưng họ vẫn mê tín vào chủ nghĩa Cộng sản và quốc tế Cộng sản bởi đây là chỗ dựa duy nhất và cuồi cùng để họ tồn tại. Chính vì thế mà họ đã lựa chọn việc đến với hội nghị Thành Đô 1990 để biến trung ương Cộng sản Việt Nam thành những thái thú Tàu gốc Việt, và đây cũng là mấu chốt vấn đề thuộc địa mới của Trung Quốc.
Xâu chuỗi lại những mốc lịch sử, có thể nói rằng suốt quá trình dài ngót nghét ngàn năm đô hộ xứ Việt, các thái thú gốc Tàu chưa bao giờ yên thân để về nước nếu không nói là khi có biến, các thái thú người Tàu có thể không toàn thây để về quê. Chính vì thế, việc một lần nữa biến Việt Nam thành một vùng tự trị dưới sự giám sát, điều hành của thái thú người Tàu là một việc hết sức sai lầm và ấu trĩ. Chính vì thế, hội nghị thành đô có thể nói chính là thành tựu/tì vết đô hộ tích tụ trên ngàn năm nay mà người Tàu đã đúc kết thành kinh nghiệm xương máu để một khi có cơ hội sẽ ra tay với Việt Nam, và hội nghị Thành Đô 1990 là cơ hội ngàn năm có một, người Tàu ngay tức khắc đưa ra những yêu sách để biến bộ sậu trung ương đảng Cộng sản Việt Nam thành một đám thái thú người Việt dù muốn hay không muốn cũng phải răm rắp tuân lệnh của họ.
Kế hoạch thu thập đám thái thú người Việt cùng hàng loạt chiến lược, phương án xâm lược Việt Nam trên các mặt trận kinh tế, chính trị, văn hóa và quân sự suốt từ năm 1991 cho đến nay. Và có một điều rất chắc chắn là hội nghị Thành Đô đã rất thành công, bởi vì nếu như lúc đó, người Tàu sang làm thái thú Việt ở những vị trí trung tâm, đầu não thì sớm muộn gì họ cũng bị nhân dân lật tẩy và lật đổ họ. Chính vì thế, các thái thú người Việt sẽ giữ những chức danh trọng yếu và chịu sự quan sát của các gián điệp cũng như các đại diện Trung Cộng được ém trong bộ máy cầm quyền Việt Nam là một sách lược khả thể. Đứng ở những vị trí giám sát, gián điệp, họ vừa nắm được thông tin, đường hướng của đám quan lại người Việt lại vừa chỉ đạo sau sân khấu để đám thái thú trung ương này thực hiện mọi sách lược của họ, mau chóng biến Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Trung Cộng.
Và một khi đã có thuộc địa mới trong tay với một đám lâu la gốc Việt làm thái thú, bản chất háo thắng của Trung Cộng lại nổi lên, bắt đầu có những hành động ngang ngược và chẳng còn nghĩ đến đàn em, lâu la bị phương hại ra sao. Chính sự háo thắng này vô hình trung đẩy đám lâu la đàn em rơi vào tình thế nổi loạn, và một khi có những pha diễn không ăn nhập gì với nhau đã làm lộ bộ mặt thật của đám lâu la cũng như dã tâm của chúng. Kết cục là nhân dân kinh tởm những gì lâu nay họ phải sống chung và một nguy cơ mới của chủ nghĩa Cộng sản đang bùng cháy mỗi lúc một dữ dội.
Và, với nhân dân, bộ mặt thật cũng như cái chết chậm của chủ nghĩa Cộng sản là một sự may mắn mà cũng là một vận hội mới để cả dân tộc bước dần ra ánh sáng!
Viết từ Sài Gòn, ngày 13/08/2014