Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014

DanOan TruongThiQuy



Dân Oan Trương Thị Quý
Gia đình dân oan Trương Thị Quý, phải nói là gia đình ba đời dân oan mới trọn nghĩa, là một trong những dân oan kỳ cựu của tỉnh Đồng Nai. Gia đình đã bị bọn “tân cường hào ác bá” (nửa cường hào, nửa cầm quyền ác bá) đã hùa nhau bênh vực, chiếm lấy, chia chác và canh giữ “mảnh đất vàng nằm trên trục lộ chính” của gia đình chị Quý đã đổ mồ hôi nước mắt gầy dựng nên. Họ đã vứt công văn quyết định trả đất của Thủ tướng vào sọt rác và ngang nhiên dùng công an; các ban ngành của huyện/tỉnh; dân phòng; xã hội đen; cùng xe cơ giới đến thu chiến lợi phẩm, đo đạc xây cất ngang nhiên giữa ban ngày, không chừa cho gia đình chị Quý một tấc đất dung thân khiến gia đình phải dựng một túp lều bằng tấm bạt nhựa nhỏ ở ven đường, cạnh hàng rào có gài điện. Hàng rào có gài điện này là do chính họ gài để gọi là bảo vệ đất đai vừa chiếm, và vừa không cho gia đình chị Quý đến gần.
Năm 1972, bà Nguyễn Thị Cõi (mẹ chị Quý) có khai phá một lô đất, sau ngày 30-4-1975 bị bùa phép sang nhượng, chia phần, lấn chiếm để rồi cuối cùng bà thành dân oan đi đòi đất để nhận được 2 tội danh, tội thứ nhất là “vu khống cán bộ” bị phạt 12 tháng tù và tội thứ 2 là “vi phạm sử dụng đất đai” bị phạt 3 tháng tù, tổng cộng hai hình phạt là 15 tháng tù giam. Bà Cõi sinh năm 1939, nên khi ra tù, vì già yếu đã ủy quyền cho con gái là vợ chồng chị Quý, và từ đó gia đình chị Quý (cháu nội ngoại không tính) có mặt thường xuyên ở Hà Nội để tham gia vào các cuộc biểu tình đòi công lý. Kết quả của những ngày tháng lê lếch trên đất Bắc giá lạnh ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng và nhà riêng của các quan tứ trụ triều đình, gia đình chị Trương Thị Quý được phần thưởng an ủi là công văn của chính phủ quyết định trả đất.
Chưa hết vui mừng, thì giông tố lại đổ xuống đầu gia đình của chị Quý. Ngày 15-7-2014, một lực lượng hùng hậu với đủ mọi thành phần cùng xe cơ giới đến đốn cây, ủi đất san bằng mọi thứ, cắm cọc phân lô, chia phần, rồi cùng nhau xây cất cấp tốc 13 ngôi nhà khang trang. Con gái chị Quý là cháu Đoàn Trương Vĩnh Phước cùng đứa con trai 3 tuổi ở túp lều tạm ven đường đã phát hiện trên hàng rào lưới B40 của kẻ cướp đất có cài điện. Để bảo vệ tính mạng, mọi người xung quanh khuyên Vĩnh Phước nên ra Hà Nội ở cùng ba mẹ đi kêu oan vì ở một mình trong này dễ bị giết chết không ai hay, nên Phước cùng con tức tốc đi trong đêm ra Hà Nội.
Những thiệt hại đến gia đình chị Quý không những bị bọn “tân cường hào ác bá” đốn cây bạch đàn đã trồng nhiều năm đem bán; đem co-be móc phá tan hoang nhà cửa; đồ dùng trong nhà thì được chở về UBND huyện Trảng Bom thu giữ; và chiếm đoạt đất đai của mình để phải che tạm tấm lều bên đường sinh sống. Điều đáng nói ở đây là họ tìm đủ mọi cách triệt tiêu con đường sống, mỗi lần được người dân thương tình cho tiền dựng lều là mỗi lần bị “côn đồ” đến phá dở trong khi những người được chia chác thì lại có nhiều nhà cửa. Ngoài ra, họ lại tàn ác gài điện vào hàng rào mới xây để gia đình chị Quý không ai đến gần được. Điều này đã vi phạm luật và có bằng chứng. Ai dám gài điện 220v giết người vào hàng rào trong một xã hội mà “chính quyền” luôn vỗ ngực tự hào là “chính quyền pháp trị” nghiêm minh!? Hơn nữa, khi đi thực hiện tường trình này thì Kim Thu cũng được xã hội đen đến “canh chừng” và đón đường với tay lăm le mã tấu. Nhờ Vĩnh Phước được người quen thông tin và đi kiểm tra phát hiện, nên Kim Thu mới thoát hiểm được. Cháu Vĩnh Phước đã xác nhận và đã ghi trong video clip làm bằng chứng đưa vụ này lên dư luận để mọi người lên tiếng hầu góp phần bảo vệ cho những người dấn thân làm thông tin bị trả thù.
Kim Thu gặp gia đình chị Quý năm 2002 và cùng ở nhà trọ Hà Nội, khi ấy chị Quý đang mang thai. Chị sinh cháu Đoàn Trương Anh Thư ở Đồng Nai vừa được 9 ngày thì gia đình chị 7 người bồng bế ra Hà Nội đòi đất, đó là thời có quyết định cưỡng chế đất gia đình chị. Vì vậy, Kim Thu có thời gian dài sống cùng gia đình chị Quý ở Hà Nội, bé Anh Thư thường gọi Kim Thu là Mẹ, Anh Thư được biệt danh là “người khiếu kiện nhỏ nhất thế giới”, và bây giờ đã 11 tuổi.
Câu chuyện “cường hào ác bá” rất là dài dòng, nhưng kết luận chỉ một câu là chế độ này đã sinh ra ba thế hệ dân oan: Bà Nguyễn Thị Cõi, gia đình con gái chị Trương Thị Quý, và tiếp đến là cháu ngoại gái Đoàn Trương Vĩnh Phước. Thực tế nhất là Tết này gia đình chị Quý phải ăn Tết trong tấm lều tạm ven đường.
Kính mời quý vị theo dõi những hình ảnh và video clip.
http://danlambaovn.blogspot.jp/…/dan-oan-truong-thi-quy.html

Thứ Sáu, 12 tháng 12, 2014

Khác biệt lối sống Á - Âu ở phòng chờ sân bay

Khác biệt lối sống Á - Âu ở phòng chờ sân bay

Trong phòng chờ máy bay, hành khách Châu Á thì chúi mũi vào chiếc smartphone, iPad, còn người Châu Âu trò chuyện với nhau, qua ống kính của nhiếp ảnh gia Yuen Sin tại sân bay Bangkok, Thái Lan.
Yuen Sin đăng bộ ảnh này trên báo Zhejiang DailyTrong các bức ảnh, người Châu Á có xu hướng say sưa trên các thiết bị điện tử kể cả trẻ con; trong khi người phương Tây lại tìm về những trang sách truyền thống. 


 Những người phương Tây nhẩn nha trò chuyện trong khi giới trẻ Á lại rất bận rộn với những chiếc smartphone. 
 "Ở hai đầu thế giới" là bình luận của nhiều độc giả về bức ảnh này. Sau 2 ngày đăng tải, những bức ảnh được chia sẻ nhanh chóng vì nó lột tả chính xác sự phụ thuộc của con người vào những thiết bị điện tử thông minh ngày nay.
 Người đàn ông phương Tây đeo tai nghe để át bớt những tiếng ồn tại sân bay và chăm chú vào những trang sách. Những bức ảnh đăng tải đã thu hút sự tranh luận của cộng đồng mạng, nhiều ý kiến cho rằng những tấm ảnh phản ánh một phần sự khác biệt về văn hóa đọc giữa người phương Đông và phương Tây. 
 Người phụ nữ này tranh thủ đọc sách dù chỗ ngồi không được thoải mái cho lắm. Người châu Âu có xu hướng muốn bổ sung thêm kiến thức bằng cách đọc sách mọi lúc, mọi nơi trong những thời gian chờ tàu xe, trong khi đa số chúng ta tìm cách "giết thời gian" bằng cách chơi game. 
 Theo tác giả bộ ảnh, giới trẻ Châu Á tại sân bay chăm chú trên các thiết bị cầm tay để chat với bạn bè, đọc báo, chơi điện tử, lướt mạng xã hội. Rất hiếm hoi người ta bắt chuyện với nhau cho dù quen thân vì mỗi người chìm vào thế giới riêng trên chiếc smartphone. 
 Sự thảnh thơi của các du khách phương Tây đối lập hẳn với vẻ tập trung cao độ, nhíu mày của những thanh niên Châu Á. 
 Người dân các nước tiên tiến tranh thủ giờ phút chờ đợi làm chậm lại nhịp sống bằng việc ghi chép, đọc sách trò chuyện. Trong khi ở các quốc gia mới nổi phương Đông, nhịp sống hối hả, con người chăm chú trên thiết bị cầm tay, không muốn bỏ lỡ một sự kiện gì trên thế giới mạng. 

Thực tế trên không là trường hợp cá biệt ở sân bay Bangkok mà phổ biến tại đô thị các nước đang phát triển Châu Á, trong đó có Việt Nam. 

XƯA VÀ NAY - SÀI GÒN

XƯA VÀ NAY - SÀI GÒN

Sài Gòn của ngày hôm qua hay Sài Gòn của ngày hôm nay thì vẫn mãi là Sài Gòn. Mấy ai bảo tôi ở đâu thì tôi cũng sẽ nói tôi ở Sài Gòn. Sài Gòn một nơi không bao giờ ngưng nghỉ mà cứ biến động, biến động không ngừng. Chỉ một thời gian không quan tâm thì Sài Gòn sẽ làm bạn ngạc nhiên hơn. 
Gom vội một số hình ảnh của Sài Gòn ngày trước và ngày nay để mọi người - những ai luôn muốn Sài Gòn là Sài Gòn - cảm nhận những đổi thay của mảnh đất này.
Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh. Đây cũng là nhà thờ Công giáo có quy mô lớn và đặc sắc, một những công trình kiến trúc thu hút nhiều khách tham quan nhất tại thành phố này. Nhà thờ bắt đầu xây dựng năm 1877 và hoàn thành năn 1880.

Bưu điện trung tâm Sài Gòn là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu tại Thành phố Hồ Chí Minh, tọa lạc tại số 2, Công trường Công xã Paris, Quận 1. Xây dựng năm 1886 và hoàn thành năm 1888.

Nhà Hát Lớn Thành Phố Hồ Chí Minh, hay thường được biết đến với tên gọi Nhà hát Thành Phố là một nhà hát nằm trên đường Công trường Lam SơnQuận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ở một vị trí thuận lợi tại trung tâm thành phố, nhà hát được xem là nhà hát trung tâm, đa năng chuyên tổ chức biểu diễn sân khấu nghệ thuật đồng thời cũng được sử dụng để tổ chức một số sự kiện lớn. Nhà hát Thành phố trong bức ảnh được chụp từ thế kỷ 19, tòa nhà bên hông nay là khách sạn Caravelle.

Dinh Độc Lập năm 1955 là một công trình kiến trúc mang phong cách Pháp. Nó đã bị phá hủy vào năm 1962 do cuộc oanh tạc của hai phi công bất mãn thuộc không lực Sài Gòn. Công trình này đã được xây dựng lại và khánh thành năm 1966. Sau giải phóng, Dinh Độc Lập đổi tên thành Hội trường Thống Nhất.

Góc đường Trần Hưng Đạo - Phạm Ngũ Lão ngày nay trở nên đông vui tấp nập hơn với chi nhánh cửa hàng McDonald's.

Tòa nhà Đường sắt Việt Nam chụp những năm 1930. Vườn hoa trước cửa nay nhường chỗ cho một đại lộ.

Bức ảnh Chợ Lớn chụp năm 1950 với khung cảnh đường Châu Văn Liêm bây giờ.

Đường Đồng Khởi những năm 1930, nay là đoạn đường giữa khách sạn Continental và Vincom A.

Góc đường Đồng Khởi, phía trước khách sạn Continental nhìn từ trên cao.

Chợ Bến Thành là một trong những biểu tượng của vùng đất Sài Gòn nằm ngay bên cạnh quảng trường Quách Thị Trang và công viên 23/9. Chợ có bốn cổng, mỗi cổng có gắn đồng hồ và hướng ra các tuyến phố chính như:  Cửa Bắc nhìn ra đường Lê Thánh Tôn, cửa Nam nhìn ra đường Lê Lợi, cửa Đông nhìn ra đường Phan Bội Châu, cửa Tây nhìn ra đường Phan Chu Trinh và cổng chính có tháp cao nhìn ra quảng trường Quách Thị Trang. 

Thương xá Tax thân thương trong tâm trí người Sài Gòn. Công trình này đã có tuổi đời 130 năm và sắp nhường chỗ cho một tòa nhà 40 tầng hiện đại. 

Dinh Độc Lập (trước đây) và Dinh Thống Nhất (ngày nay).

Vỉa hè phía trước Bưu điện trung tâm thành phố được mở rộng hơn trước đây. Ngày nay, nơi đây trở thành điểm tham quan du lịch nổi tiếng ở thành phố.
  
Quang cảnh tấp nập người mua kẻ bán tại Chợ Lớn trước đây và bây giờ. 
  
Góc đường Hàm Nghi những năm 1920 với khung cảnh hiện tại.
  
Góc đường Ngô Đức Kế.
  
Góc đường Lê Lai - Phan Chu Trinh, bên hông chợ Bến Thành.
  
Đường Đồng Khởi trước đây cổ kính và yêu kiều như một góc phố châu Âu. Ngày nay, đây trở thành con phố trung tâm tấp nập người qua lại.
  
Đường Duy Tân và đường Phạm Ngọc Thạch.
  
Góc đường Đồng Khởi.
  
Đường Đồng Khởi xưa và nay
  
Chợ Bến Thành xưa và nay
  
Cầu Sài Gòn trước và nay. Cầu Sài Gòn 1 được xây dựng năm 1958 và hoàn thành năm 1961. Cầu Sài Gòn 2 nằm song song với cầu Sài Gòn 1 được hoàn thành năm 2013.
  
Các loại phương tiện giao thông ở Sài Gòn xưa và nay.
  
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh tọa lạc tại số 2 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, quận 1, bên cạnh Thảo cầm viên Sài Gòn. Đây là nơi bảo tồn và trưng bày hàng chục ngàn hiện vật quí được sưu tầm trong và ngoài nước Việt Nam.
  
Chợ Bình Tây là ngôi chợ lớn của thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), nằm ở đường Tháp Mười, quận 6. Chợ được khởi công xây dựng từ năm 1928, hoàn thành sau đó hai năm. Chợ do ông Quách Đàm, quê quán ở Triều Châu, Trung Quốc, bỏ tiền xây dựng. Được xây theo kỹ thuật hiện đại của phương Tây lúc bấy giờ nhưng chợ Bình Tây mang đậm phong cách kiến trúc Á Đông. Diện tích chợ là hơn 17.000m2. Tháp chính vươn cao có bốn mặt đồng hồ. Mái chợ được lợp bằng ngói âm dương theo kiểu chồng lớp, tạo sự thông thoáng ngay cả trong những ngày hè nóng nực. Các góc mái có nét uốn lượn theo kiểu chùa chiền phương Đông. Chợ Bình Tây hiện là một trong những chợ đầu mối hàng đầu của TP.HCM và cả nước.
  
Mặt sau của Nhà thờ Đức Bà năm 1955. 
  
Cầu Khánh Hội và cầu Mống trên Kênh Tàu Hủ năm 1955. 
  
Đại lộ Charner năm 1955 và Đại lộ Nguyễn Huệ năm 2005. 
  
Đại lộ De la Somme năm 1955 và Đại lộ Hàm Nghi năm 2005. 
  
Khách sạn Majestic trên đường Catinat năm 1955. 
  
Bến Bạch Đằng năm 1955 và năm 2005. 
  
Bờ sông Sài Gòn năm 1955 và năm 2005. 
  
Cầu Ông Lãnh, 1955 và năm 2005. 
  
Cầu Mống, 1955 và năm 2005 
  
Cầu Chà Và, 1955 và năm 2005 
  
Toàn cảnh Sài Gòn năm 1955 và năm 2005